Rọ đá là một trong những vật liệu được sử dụng rất nhiều trong công trình xây dựng chịu nhiều tác động từ bên ngoài. Nó được sản xuất từ các tấm lưới lục giác xoắn kép được buộc liên kết với nhau. Cách thi công rọ đá như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người.
Rọ đá thường được ứng trong các công trình ứng dụng như:
- Kè đê, đập, mái dốc để chống sụt trượt, lở trôi, xói mòn
- Xây các tường chắn/tường trọng lực
- Lát lòng kênh/mương chống xói mòn
- Xây đập chắn nước, đập lưu nước, kiểm soát, điều phối và cải tạo dòng chảy
- Bảo vệ cổng xả/cửa xả
- Bảo vệ đường ô tô
- Bảo vệ chân cầu, hố móng, cột điện
Phương pháp thả rọ rồi mới bỏ đá
Với phương án này, chúng ta cần thả rọ không có gì vào vị trí cần lắp đặt trước rồi mới tiến hành bỏ đá, chuẩn bị sẵn theo kế hoạch thi công. Cách này được sử dụng trong trường hợp công trình của bạn nằm trên cạn hoặc ở vị trí có mực nước thấp.
Thông thường, chúng ta nên sử dụng máy xáng cạp hay máy cuốc để thả đá xuống. Công đoạn này giúp việc thi công rọ đá được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Phương án bỏ đá rồi tiến hành thả rọ
Phương án này được sử dụng thi công trong trường hợp công trình ở vị trí mực nước cao. Cách thức hoạt động của phương án này ngược lại phương án trên là cho đá vào rọ rồi mới tiến hành thả rọ xuống nước. Với cách này, chúng ta cần đảm bảo có một hệ thống bệ đỡ chắc chắn để tránh trường hợp thả rọ đá xuống sẽ khiến cho rọ bị cong vẹo hay xiêu lệch.
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu rọ đá
- Cần ưu tiên sử dụng rọ càng lớn càng tốt. Kích thước càng lớn thì khả năng bên và đứng vững, chịu được lực tác động càng cao. Hơn nữa, càng ít vị trí ghép rọ thì chi phí càng giảm.
- Đá được sử dụng bỏ vào rọ phải phù hợp với mắt lưới trong thiết kế rọ (kích thước của đá phải to hơn mắt lưới)
- Để rọ đá được xếp một cách chặt chẽ, chúng ta cần sử dụng các loại đá thả rọ có kích thước tương đương nhau để đảm bảo cho thi công rọ đá được an toàn và hiệu quả nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét