Lồng cọc khoan nhồi là loại cọc được thi công bằng cách khoan lỗ trong đất rồi đặt lồng cốt thép và sau đó đổ bê tông.
Ưu điểm của lồng cọc khoan nhồi
Về mặt kết cấu cọc khoan nhồi:- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình cần thi công, người ta có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của đất nền tương đương với sức chịu tải do vật liệu làm lồng cọc (cọc đóng hay nén tĩnh, ép neo không thực hiện được). Đó là điều kiện đưa giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn
- Khả năng chịu lực cao hơn 1,2 lần so với các công nghệ khác
- Có khả năng cọc ở những nơi có nền đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá; thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng, vùng địa chất thay đổi phức tạp
- Có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn so với cọc chế sẵn nên sức chịu tải của nó cũng lớn hơn nhiều
- Số lượng cọc trong một đài ít nên việc bố trí đài cọc trong công trình sẽ dễ dàng hơn
- Sức chịu tải ngang lớn, chấn dung nhỏ nên việc thi công không gây trồi đất và không ảnh hưởng tới các công trình liền kề cũng như không đẩy cọc xung quanh sang ngang
- Công nghệ này tạo ra các khối bê tông đúc liền khối nên tăng khả năng chịu lực và độ bền co móng của các công trình công nghiệp, giao thông vân tải quy mô nhỏ, ...
Về mặt thi công:
- Công nghệ này đảm bảo việc khoan nhồi cọc bê tông theo phương thẳng đứng, không bị xiên nghiêng như các công nghệ khác
- Giảm 20-30% chi phí cho xây dựng móng công trình
- Độ chính xác của cọc theo phương thẳng đứng cao hơn các công nghệ ép cọc khác
Phân loại lồng cọc khoan nhồi
Theo cách tạo lỗ khi thi công
Có rất nhiều thiết bị có thể thi công lồng cọc khoan nhồi khác nhau như:
- Thiết bị khoan guồng xoắn và hệ guồng xoắn
- Thiết bị khoan thùng đào
- Đào gấu dẹt cơ cấu thủy lực
- Máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn
- Phương pháp sói nước bơm phản tuần hoàn
- Đào thủ công
- Thiết bị khoan Giã
Ở nước ta hiện nay sử dụng chủ yếu 3 phương pháp khoan cọc nhồi với các loại thiết bị và quy trình khác nhau:
- Phương pháp khoan thổi rửa
- Khoan dùng ống vách
- Khoan gầu trong dung dịch bentonite
Theo hình dạng cọc
- Lồng cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ từ 300-600mm thường dùng trong các công trình nhỏ nhà dân tự xây
- Lồng cọc khoan nhồi đường kính tròn thông dụng nhất hiện nay
- Cọc barrette: tiết diện cọc nhồi là hình tròn còn barrette là hình chữ nhật, chữ thập, ... và được tạo lỗ bằng gầu ngoạm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét