Sự phát triển không ngừng của đô thị và nhu cầu xây dựng nhà cửa, xây dựng công trình trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng quy định mới về quy hoạch có hệ thống cũng có sự thay đổi nghiêm ngặt hơn.
Vậy làm thế nào để đảm bảo tính an toàn của công trình, đặc biệt là những công trình cao tầng đang xây dựng giữa những khu dân cư có mật độ cao?
Các phương pháp xử lý nền móng nào được lựa chọn để đảm bảo các yêu cầu về tải trọng cũng như độ an toàn của công trình lân cận?
Một giải pháp được đưa ra và áp dụng thành công là thi công lồng cọc khoan nhồi.
lồng cọc khoan nhồi
Lồng cọc khoan nhồi là gì?
Lồng cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông được đổ tại chỗ bằng phương pháp khoan hoặc ống thiết bị.
Giải pháp này được dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng nhằm giữ ổn định cho công trình.
Thi công lồng cọc khoan nhồi là một giải pháp hợp lý và kinh tế nhất, được sử dụng rộng rãi trong trong xây dựng nhà cao tầng trên toàn thế giới.
Vì sao nên lựa chọn giải pháp thi công lồng cọc khoan nhồi?
- Để thực hiện phương án này cần xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền đất tương đương với sức chịu tải do vật liệu làm lồng cọc, do đó trước khi thi công cần tiến hành khảo địa chất thật kỹ lưỡng. Từ đó việc thi công sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
- Phương án này có khả năng chịu lực gấp 1,2 lần so với các phương án khác
- Đảm bảo độ sâu của mũi cọc nhiều hơn so với các loại cọc chế sẵn tạo sức chịu tải lớn do sử dụng khoan và ống thiết bị. Do đó lồng cọc khoan nhồi có thể đặt vào những công trình lớn, tải trọng nặng, nơi có lớp đất rất cứng hay tầng địa chất thay đổi phức tạp
- Chấn dung khi thi công nhỏ nên không gây hiện tượng trồi đất xung quanh, không đẩy cọc xung quanh sang ngang hay gây lún, sạt lở ảnh hưởng đến các công trình gần đó
- Có thể thực hiện được ở khu dân cư đông đúc, các công trình xây chen, nhà liền kề mặt phố hay những nơi có diện tích thi công chật hẹp trong ngõ ngách mà không gây ảnh hưởng gì tới các công trình liền kề
- Thi công lồng cọc khoan nhồi tạo nên những khối cọc bê tông liền khối nên tăng được khả năng chịu lực cũng như độ bền của móng
- Phương án này tiết kiệm chi phí xây móng công trình khoảng 20-30%
Quy trình thi công lồng cọc khoan nhồi được thực hiện rất bài bản bao gồm các bước như sau:
- Khảo sát mặt bằng cần thi công
- Thi công: thực hiện đầy đủ các bước: định vị cọc, khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng, kiểm tra độ sâu của hố khoan, vệ sinh hố khoan, công tác cốt thép, xử lý cặn lắng đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông, đổ bê tông.
- Các bước kiểm tra và nghiệm thu: kiểm tra dung dịch khoan, kiểm tra lỗ khoan, kiểm tra lồng thép, kiểm tra bê tông, kiểm tra sức tải trọng của cọc đơn, nghiệm thu.
quy trình thi công lồng cọc khoan nhồi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét